Nhu
cầu truy cập từ xa (ngoài văn phòng) mạng nội bộ để trao đổi dữ liệu
hay sử dụng ứng dụng ngày càng phổ biến. Đây là nhu cầu thiết thực, tuy
nhiên do vấn đề bảo mật và an toàn thông tin nên các công ty ngại "mở"
hệ thống mạng nội bộ của mình để cho phép nhân viên truy cập từ xa
VPN là gì?
VPN
(virtual private network) là công nghệ xây dựng hệ thống mạng riêng ảo
nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin, truy cập từ xa và tiết kiệm chi
phí. Trước đây, để truy cập từ xa vào hệ thống mạng, người ta thường sử
dụng phương thức Remote Access quay số dựa trên mạng điện thoại. Phương
thức này vừa tốn kém vừa không an toàn. VPN cho phép các máy tính truyền
thông với nhau thông qua một môi trường chia sẻ như mạng Internet nhưng
vẫn đảm bảo được tính riêng tư và bảo mật dữ liệu. Để cung cấp kết nối
giữa các máy tính, các gói thông tin được bao bọc bằng một header có
chứa những thông tin định tuyến, cho phép dữ liệu có thể gửi từ máy
truyền qua môi trường mạng chia sẻ và đến được máy nhận, như truyền trên
các đường ống riêng được gọi là tunnel. Để bảo đảm tính riêng tư và bảo
mật trên môi trường chia sẻ này, các gói tin được mã hoá và chỉ có thể
giải mã với những khóa thích hợp, ngăn ngừa trường hợp "trộm" gói tin
trên đường truyền.
Các tình huống thông dụng của VPN:
- Remote Access: Đáp ứng
nhu cầu truy cập dữ liệu và ứng dụng cho người dùng ở xa, bên ngoài công
ty thông qua Internet. Ví dụ khi người dùng muốn truy cập vào cơ sở dữ
liệu hay các file server, gửi nhận email từ các mail server nội bộ của
công ty.
- Site To Site: Áp dụng cho các tổ chức có nhiều văn
phòng chi nhánh, giữa các văn phòng cần trao đổi dữ liệu với nhau. Ví dụ
một công ty đa quốc gia có nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các chi nhánh
đặt tại Singapore và Việt Nam, có thể xây dựng một hệ thống VPN
Site-to-Site kết nối hai site Việt Nam và Singapore tạo một đường truyền
riêng trên mạng Internet phục vụ quá trình truyền thông an toàn, hiệu
quả.
- Intranet/ Internal VPN:
Trong một số tổ chức, quá trình truyền dữ liệu giữa một số bộ phận cần
bảo đảm tính riêng tư, không cho phép những bộ phận khác truy cập. Hệ
thống Intranet VPN có thể đáp ứng tình huống này.
Để triển khai một hệ thống VPN chúng ta cần có những thành phần cơ bản sau đây:
- User Authentication: cung cấp cơ chế chứng thực người dùng, chỉ cho phép người dùng hợp lệ kết nối và truy cập hệ thống VPN.
-
Address Management: cung cấp địa chỉ IP hợp lệ cho người dùng sau khi
gia nhập hệ thống VPN để có thể truy cập tài nguyên trên mạng nội bộ.
- Data Encryption: cung cấp giải pháp mã hoá dữ liệu trong quá trình truyền nhằm bảo đảm tính riêng tư và toàn vẹn dữ liệu.
- Key Management: cung cấp giải pháp quản lý các khoá dùng cho quá trình mã hoá và giải mã dữ liệu.
IPSEC (IP SECURITY PROTOCOL) Như
chúng ta biết, để các máy tính trên hệ thống mạng LAN/WAN hay Internet
truyền thông với nhau, chúng phải sử dụng cùng một giao thức (giống như
ngôn ngữ giao tiếp trong thế giới con người) và giao thức phổ biến hiện
nay là TCP/IP.
Khi truyền các gói tin,
chúng ta cần phải áp dụng các cơ chế mã hóa và chứng thực để bảo mật. Có
nhiều giải pháp để thực hiện việc này, trong đó cơ chế mã hóa IPSEC
hoạt động trên giao thức TCP/IP tỏ ra hiệu quả và tiết kiệm chi phí
trong quá trình triển khai.
Trong quá trình chứng thực hay mã hóa dữ liệu, IPSEC có thể sử dụng một hoặc cả hai giao thức bảo mật sau:
-
AH (Authentication Header): header của gói tin được mã hóa và bảo vệ
phòng chống các trường hợp "ip spoofing" hay "man in the midle attack",
tuy nhiên trong trường hợp này phần nội dung thông tin chính không được
bảo vệ
- ESP (Encapsulating Security Payload): Nội dung thông tin
được mã hóa, ngăn chặn các trường hợp hacker đặt chương trình nghe lén
và chặn bắt dữ liệu trong quá trình truyền. Phương thức này rất hay được
áp dụng, nhưng nếu muốn bảo vệ luôn cả phần header của gói tin thì phải
kết hợp cả 2 giao thức AH và ESP.
|
|
|
|
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét